Nếu một ngày nào đó bạn thấy đồ gỗ trong nhà mình bị bạc lớp sơn, lớp sơn bị tróc xước thì bạn làm gì? Bỏ món đồ đó đi chăng? Đừng làm như thế! Hiện nay các món đồ gỗ cũ có thể được sửa chữa qua các đôi bàn tay vàng của thợ mộc, giá sửa chữa chỉ bằng một phần nhỏ khi mua lại đồ mới nhưng chất lượng đồ gỗ được sửa lại thì như mới.
Vậy tại sao bạn không sửa chữa đồ gỗ lại đúng không? Mộc Ngọc Thảo sẽ hướng dẫn bạn sơn lại món đồ gỗ bị cũ theo quy trình của Mộc Ngọc Thảo bên dưới:
Quy trình sơn lại đồ gỗ tại Mộc Ngọc Thảo
Hãy theo dõi các bước sơn lại đồ cũ dưới đây để tiết kiệm chi phí mua đồ mới nhé!
Dùng tấm nhựa che chắn
Chuẩn bị khu vực sơn, trước tiên bạn lót tấm nhựa dưới đồ vật cần sơn. Đồng thời, bạn nên che đồ nội thất xung quanh để tránh bị lấm bẩn khi sơn.
Làm sạch bề mặt
Lau sạch đồ vật để loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ bám trên bề mặt gỗ. Có thể lau bằng dung dịch tẩy rửa, sau đó để khô hoàn toàn.
Sau khi gỗ khô, hãy kiểm tra xem có các vết lõm, vết đục lớn và vết xước hay không. Nếu cần thiết, hãy sử dụng bột trét gỗ để xử lý bề mặt.
Chà nhám
Đeo kính, găng tay, khẩu trang hoặc thiết bị bảo vệ thính giác (nếu có). Chà nhám toàn bộ bề mặt đồ vật bằng máy hoặc giấy nhám mịn.
Mục đích là để làm phẳng bề mặt và tạo các vết xước nhẹ giúp sơn bám dính tốt hơn.
Nếu bạn đang chà nhám đồ nội thất có bề mặt không bằng phẳng, hãy chuyển sang chà nhám bằng tay để giấy nhám có thể phù hợp hơn với hình dạng của đồ nội thất.
Làm sạch bụi
Lau sạch bụi nhám. Sau đó sử dụng vải thun hoặc giẻ bông nhúng nước và lau kỹ để loại bỏ phần bụi còn lại. Để đồ vật khô hoàn toàn.
Sơn lót
Trộn đều sơn lót và sử dụng cọ/chổi quét. Có thể sơn 1-2 lớp. Lớp sơn lót sẽ giúp các lớp sơn tiếp theo bám dính tốt và bề mặt mịn hơn.
Đối với bề mặt phẳng, hãy dùng con lăn để giúp lớp hoàn thiện mịn hơn so với dùng chổi quét.
Chà nhám lớp lót
Sau khi sơn lót khô, bạn dùng giấy nhám đánh nhẹ lên bề mặt. Loại bỏ bụi nhám bằng máy hút bụi hoặc vải thun khô.
Sơn phủ
Đối với vật dụng có bề mặt không đồng đều như đồ nội thất, vật trang trí thì tốt nhất nên dùng cọ quét. Đối với bề mặt có diện tích lớn thì sử dụng kết hợp con lăn sẽ giúp công việc diễn ra nhanh hơn.
Chà nhám lớp sơn đầu
Để bề mặt mịn hơn, bạn nên chà nhẹ lớp sơn đầu và tiếp tục sơn lớp thứ 2. Việc này giúp giảm các vết lồi lõm hoặc vết chổi quét.
Sau khi chà nhám, dùng vải thun lau nhẹ bề mặt.
Sơn phủ lớp 2
Phủ một lớp sơn cuối, sử dụng cọ hoặc con lăn. Để sơn khô tự nhiên. Nếu có thể, hãy để đồ vật khô qua đêm hoặc lâu hơn trước khi sử dụng.
Trên đây là cách để bạn sơn lại đồ cũ được đẹp nhất. Nếu bạn không có thời gian hoặc ngại phải làm những việc như thế này thì nhanh tay liên hệ với Mộc Ngọc Thảo để được hỗ trợ sơn lại đồ gỗ nhé!